Bệnh nhân suy tim cần ăn uống và tập luyện thế nào?

Trời nắng nóng tác động xấu tới các bệnh lý tim mạch. Đối với bệnh nhân suy tim, việc tuân thủ điều trị của bác sĩ là rất cần thiết, ngoài ra bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học, thực hiện chế độ ăn hợp lý, có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp.

Xây dựng lối sống khoa học

Với bệnh nhân suy tim, việc xây dựng lối sống khoa học là vô cùng quan trọng, trong đó cần duy trì cân nặng lý tưởng, tránh căng thẳng, lo âu, stress. Không hút thuốc lá, không uống rượu. Việc theo dõi cân nặng mỗi ngày rất quan trọng.

Thời điểm cân thích hợp: Buổi sáng trước khi ăn, sau khi đã đi vệ sinh. Nếu thấy tăng cân trên 1-1,5kg/ngày hoặc trên 2,5kg/ tuần thì cần báo với bác sĩ.

Bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh lây nhiễm như: cúm, viêm phổi… Lắng nghe cơ thể chú ý đến những thay đổi bất thường.

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như: Khó thở cả khi nghỉ, không liên quan với vận động hoặc gắng sức nhiều. Phù chân nặng lên. Bụng to hơn, hoặc đau. Ngủ không ngon giấc (bị khó thở gây mất ngủ, phải dùng nhiều thuốc ngủ hơn). Ho khan thường xuyên. Chán ăn. Mệt mỏi tăng dần hoặc thường xuyên…  bệnh nhân cần phải tham vấn với bác sĩ điều trị hoặc tái khám lại.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim cần được điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim cần được điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Về chế độ ăn

Đối với người bệnh suy tim, cần thực hiện chế độ ăn theo khuyến cáo của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim cần được điều chỉnh theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Nhìn chung, bệnh nhân luôn được khuyên giảm tối đa chất béo khi ăn. Cụ thể, hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…

Nếu cholesterol máu cao có thể gây bệnh lý mạch vành, gây suy tim. Do đó, bệnh nhân suy tim phải hạn chế mỡ hòa tan (là loại mỡ gây tăng cholesterol), thường có trong các loại thực phẩm: Các loại thịt có màu đỏ. Các sản phẩm từ sữa (trừ các sữa không chứa cholesterol). Lòng đỏ trứng gà. Các thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Nên thay thế các loại mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.

Bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều thực phẩm có kali và magnesium, vì chúng rất cần cho hoạt động của tế bào cơ tim và vì bệnh nhân thường bị giảm kali do dùng thuốc lợi tiểu. Nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ,… Nếu bệnh nhân bị mệt mỏi, khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.

Người bệnh suy tim không nên uống quá 1,5 lít nước/ ngày và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng. Lượng nước bao gồm nước uống, nước giải khát, trái cây, thức ăn…

Hoạt động thể lực nào thích hợp với bệnh nhân suy tim?

Bệnh nhân suy tim được khuyên nên theo dõi cân nặng hàng ngày, do vậy vẫn khuyến khích các hoạt động thể lực. Các hoạt động thích hợp với người bệnh suy tim là đi bộ. Cũng có thể đạp xe và bơi lội nếu bệnh nhân từng tập luyện trước đây và suy tim không quá nặng.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu việc tập luyện, phải hỏi ý kiến bác sĩ để làm trắc nghiệm khả năng gắng sức hoặc cho ý kiến về môn tập phù hợp.

Chuyên gia khuyên dùng:

Solgar® Vegetarian CoQ-10 60 mg – Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến tim mạch

 

Thành phần:
– Coenzyme Q-10 60mg
– Phụ liệu: Microcrystalline Cellulose, Cellulose thực vật, Magnesium Stearate thực vật, Silica.

Công dụng:
– Bổ sung Coenzyme Q-10, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến tim mạch.
– Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ thống tế bào miễn dịch.

Đối tượng sử dụng:
– Người lớn trên 19 tuổi có nhu cầu cần bổ sung Coenzyme Q-10.

Lưu ý:
 Người đang điều trị các bệnh đặc biệt khác hay phụ nữ có thai cần hỏi bác sỹ trước khi sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng:
– Uống ngay sau bữa ăn. Người lớn uống 1 viên/lần x 1-2 lần/ ngày.
Hạn dùng:
– 36 tháng kể từ ngày sản xuất, lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn chính của sản phẩm.

Bảo quản:
– Nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng.

Thông tin sản phẩm
– Đơn vị tính: Hộp
– Dạng sản phẩm: Viên nang
– Quy cách: 60 viên/ Hộp
– Qui cách đóng gói: Hộp
– Số XNCB: 35602/2016/ATTP-XNCB
– Số XNQC: 00212/2018/ATTP-XNQC

***Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

admin

admin

Leave a Replay

Đăng ký nhận tin

Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit