Nguyên nhân gây ho ở trẻ và cách trị ho

Ho là gì?

Ho là một phản xạ tức thời của cơ thể để di chuyển và tống xuất các dịch tiết bất thường bên trong đường thở. Đây là một phản xạ có lợi cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ đường thở, hạn chế việc xâm nhập đột ngột của các dị vật.

 

7 Cách Trị Ho Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi Nhạy (Có Đờm, Sổ Mũi)

                                                  Triệu chứng ho ở trẻ và cách trị ho cho trẻ

Hầu hết trẻ em đều đôi lúc bị ho. Người ta ước tính rằng một em bé dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính từ 5 đến 8 lần trong 1 năm, trong đó có triệu chứng ho.

 Những nguyên nhân ho ở trẻ nhỏ

Triệu chứng ho ở trẻ em có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau, do vậy việc xác định và tìm ra nguyên nhân là cần thiết để tìm ra cách trị ho hiệu quả. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

 Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong các nguyên nhân gây ho ở trẻ

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong các nguyên nhân gây ho ở trẻ (Ảnh internet)

– Nguyên nhân thường gặp nhất của ho ở trẻ nhỏ là do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trong trường hợp này, các chất tiết và đờm chảy xuống họng kích thích trung tâm phản xạ ho gây nên ho. Hầu hết trẻ nhỏ chưa biết cách ho tống đờm hiệu quả mà thường nuốt đờm, vì vậy trẻ thường kèm theo nôn. Bệnh cảm mạo, cúm có thể gây nên tình trạng ho kéo dài ở trẻ nhỏ, trong đó cảm mạo thường gây ho mức độ nhẹ, cúm có thể gây ho khan với mức độ ho nặng hơn. Các bệnh cảm cúm do virus thường sẽ không cần điều trị bằng kháng sinh mà cần một số loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ.

  • Viêm xoang là một dạng của viêm đường hô hấp trên, gây triệu chứng mũi chảy mủ xanh hoặc vàng hoặc chảy hoặc xuống họng, cũng kích thích gây phản xạ ho.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm nhiễm khuẩn và nhiễm virus.

Bệnh ho gà

Bệnh nhi có triệu chứng ho thành tràng dài liên tiếp, ngoài ra có sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi. Đây là một bệnh truyền nhiễm, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin.

Dị vật đường hô hấp

Khi thức ăn hoặc các vật nhỏ không vào thực quản mà bị trẻ hít vào khí quản sẽ gây ra ho sặc do dị vật đường thở. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ lứa tuổi tập đi. Những trường hợp này cần được xử trí cấp cứu để đảm bảo làm thông thoáng đường thở.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Viêm mũi dị ứng có thể gây ho kéo dài, đau/ngứa họng, chảy nước mũi. Các tác nhân gây dị ứng có thể là một số loại thực phẩm, phấn hoa, lông súc vật (chó, mèo,..) bụi nhà. Việc điều trị viêm mũi dị ứng, bên cạnh thuốc còn cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các tác nhân đã được biết rõ gây ra tình trạng dị ứng.

Hen phế quản

Do co thắt các nhánh phế quản gây ra tình trạng khó thở (khó thở khi thở ra nhiều hơn khi hít vào) kèm theo ho và thở khò khè. Nguyên nhân của hen phế quản do cơ địa kết hợp với nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Một số yếu tố từ môi trường (bụi, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa,…) hoặc hoạt động thể lực nặng cũng được coi như là tác nhân gây khởi phát cơn hen ở trẻ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Do thức ăn và/ hoặc dịch vị trong dạ dày trào ngược lên họng gây phản xạ ho. Ngoài ra trẻ còn bị nôn, đắng miệng và cảm giác nóng rát thực quản. Khi một trẻ bị ho kéo dài, đã loại trừ được các nguyên nhân thường gặp khác thì nên nghĩ tới bệnh cảnh GERD. Cách trị ho tùy thuộc vào tuổi của trẻ và các bệnh kèm theo.

Một số nguyên nhân khác gây ho ở trẻ em:

Thời tiết thay đổi thất thường hoặc quá lạnh. Tiếp xúc môi trường ô nhiễm bởi khói thuốc lá, bụi. Sau khi mắc bệnh đường hô hấp gây phản xạ ho do tâm lý,…

Cách trị ho ở trẻ em

Bổ sung vitamin C là cách trị ho rất tốt cho trẻ

Bổ sung vitamin C là cách trị ho rất tốt cho trẻ (Ảnh internet)

Trường hợp ho nào của trẻ có thể áp dụng cách trị ho và chăm sóc tại nhà

Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn uống chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc.

Cha mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi. Nấu cháo, súp để trẻ dễ ăn hơn. Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên và ưu tiên sử dụng các thuốc thảo dược để làm giảm ho ở trẻ và tăng khả năng phòng ngừa đợt bệnh sau.

Nếu trẻ đỡ ho và ăn uống vui chơi bình thường thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng 1 tuần.

Trường hợp ho ở trẻ cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị

Đối với những trường hợp trẻ ho có đờm, kéo dài do cảm lạnh, điều trị tại nhà không cải thiện cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại viện.

Tất cả các nguyên nhân gây ho ở trẻ không do cảm lạnh đều phải đến khám và nhận ý kiến tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa. Như ho gà, viêm nhiễm khuẩn hô hấp, trào ngược dạ dày…

Những sai lầm cần tránh trong khi áp dụng các cách trị ho cho trẻ

Cần lưu ý những điều gì trong cách trị ho cho trẻ?

Cần lưu ý những điều gì trong cách trị ho cho trẻ? (Ảnh internet)

Dùng thuốc liều mạnh

Ho là phản xạ cần thiết của có thể để tống xuất đàm nhớt, mầm bệnh và các dị vật. Mục đích sử dụng thuốc ho nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, diệt mầm bệnh, chứ không thể chữa khỏi ho ngay tức thì. Nhiều bậc phụ huynh muốn con mau khỏi bệnh nên vội vàng dùng thuốc chữa ho loại mạnh và liều cao, không tương thích với cơ thể trẻ, dẫn đến sốc thuốc hoặc bị tác dụng phụ nguy hiểm sau khi sử dụng.

Dùng thuốc liều mạnh là cách trị ho mà các phụ huynh thường dùng

Cho trẻ thuốc liều mạnh là cách trị ho mà các phụ huynh thường dùng

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên kiên trì điều trị đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc mạnh, đắt tiền hay thay đổi thuốc điều trị liên tục.

Ngưng thuốc giữa chừng

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê toa cho bé sử dụng thuốc trong 1 – 2 tuần để điều trị dứt điểm các biểu hiện ho, sốt nhẹ… Tuy nhiên, khi thấy các triệu chứng thuyên giảm nhiều thì không ít phụ huynh ngưng cho con uống thuốc. Ngưng thuốc giữa chừng khó điều trị dứt điểm cơn ho. Đặc biệt là những toa thuốc có kháng sinh, nếu điều trị không đúng phác đồ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Những lần bệnh sau, loại kháng sinh này thường không còn tác dụng do vi khuẩn kháng thuốc.

Lạm dụng kháng sinh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hô hấp, trong đó 70-80% là do virus. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, còn các bệnh do virus thì không có tác dụng. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lạm dụng kháng sinh để chữa ho ở trẻ em. Điều này cũng dẫn tới tình trạng kháng thuốc ở trẻ. Ngoài ra, dùng kháng sinh bừa bãi còn khiến trẻ tăng nguy cơ dị ứng hoặc các bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm khớp…

Dùng toa thuốc cũ

Dùng lại toa thuốc cũ là một thói quen xấu khi trị ho và nhiều bệnh khác cho trẻ. Sau lần đầu điều trị có hiệu quả các phụ huynh có xu hướng sử dụng đơn thuốc cũ nếu trẻ có các triệu chứng tái phát tương tự nhắm tiết kiệm thời gian thăm khám. Tuy nhiên triệu chứng ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau. Ngoài ra khi bé lớn hơn, loại thuốc và liều lượng cũng thay đổi. Toa thuốc cũ không còn phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm cho bé nếu điều trị sai bệnh.

Ủ ấm bé quá kỹ

Khi bé bị bệnh, mẹ nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với giò lùa. Tuy nhiên, không nên cho trẻ mặc 3-4 lớp áo và đặt bé nằm trong phòng kín.

Nếu trẻ ho kèm sốt, mẹ nên giúp trẻ mặc đồ thoáng mát để nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh mở cửa sổ thông thoáng để trao đổi không khí. Không ít trẻ ho sau 1-2 ngày mới bị sốt, song mẹ không phát hiện thấy triệu chứng sốt hay dấu hiệu khó thở nếu ủ ấm trẻ quá kỹ.

Dùng thuốc không phù hợp độ tuổi

Mỗi loại thuốc chữa ho ở trẻ em có giới hạn độ tuổi sử dụng nhất định nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Có loại thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi hoặc 12 tuổi, có loại không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu trong nhà có 2 bé ở độ tuổi khác nhau, mẹ tuyệt đối không nên lấy thuốc ho của bé lớn cho bé nhỏ uống và ngược lại. Nếu dùng sai đối tượng bé có thể gặp nhiều tác dụng phụ, sốc thuốc, chậm phát triển thể lực, thậm chí tử vong.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, trung tâm hô hấp não bộ rất nhạy cảm. Nếu sử dụng thuốc ức chế ho mạnh có thể gây ức chế trung tâm này, khiến bé ngưng thở. Để an toàn, cha mẹ nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng và ưu tiên lựa chọn thuốc có độ an toàn cao có nguồn gốc thảo dược.

admin

admin

Leave a Replay

Đăng ký nhận tin

Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit