Giúp bé hết biếng ăn, ăn ngon miệng mỗi ngày

111

Giúp bé hết biếng ăn, ăn ngon miệng mỗi ngày, phải làm như thế nào? Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân biếng ăn, các bậc phụ sẽ thấy rằng biếng ăn không phải là bệnh lý cụ thể dùng thuốc là hết. Biếng ăn hậu quả của những thói quen sinh hoạt không đúng, là biểu hiện của một bệnh lý khác. Vì vậy để giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày mẹ cần áp dụng các cách sau:

Bí quyết giúp bé hết biếng ăn

Trước tiên, cần tìm xem có nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý không?

Và tìm cách khắc phục. Tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng ….

Dinh dưỡng hợp lý:

  • Thức ăn cần kích thích các giác quan, cảm quan phù hợp với đặc điểm độ tuổi của bé. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi
  • Không ép trẻ ăn:

  • “Nguyên tắc” cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, bạn cứ nấu cho bé ăn. Chỉ cần bữa ăn vẫn đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó giới thiệu dần món mới để bé làm quen dần và học dần.
  • Vận động thể lực giúp bé hết biếng ăn

  • Muốn bé ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt.
  • Tăng cường bổ sung các vi chất dinh dưỡng định kỳ

  • Trẻ ăn uống đủ lượng mỗi ngày vẫn đang có nguy cơ thiếu 50% nhu cầu vi chất dinh dưỡng đặc biệt các vi chất dinh dưỡng dễ thiếu như kẽm, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D… Do vậy trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu cao hơn, chính vì vậy cần bổ sung vi chất dinh dưỡng định kỳ cho trẻ.

Như thế nào được gọi là biếng ăn?

Biếng ăn được định nghĩa là tình trạng trẻ từ chối ăn, không hứng thú với ăn uống, ăn chậm và giảm vị giác, bữa ăn kéo dài quá 30 phút…. Trẻ gặp một trong những triệu chứng trên thì được gọi là biếng ăn.

Dấu hiện nhận biết trẻ biếng ăn theo độ tuổi

Bí quyết giúp bé hết biếng ăn

Trẻ từ 0 đến 6 tháng:

  • Lượng bú dưới 500ml/ngày và trẻ có những dấu hiệu của việc bú không đủ lượng sữa (ngủ không đủ, ăn vặt ngủ vặt, quấy khóc, nước tiểu vàng…)

Trẻ từ 6 – 12 tháng:

  • Lượng bú dưới 450ml/ngày và trẻ có những dấu hiệu của việc bú không đủ lượng sữa (ngủ không đủ, ăn vặt, ngủ vặt, quấy khóc, nước tiểu vàng…)
  • Trẻ hầu như không ăn dặm – bữa ăn kéo dài hàng tiếng – trẻ thích nhè thức ăn hơn thích nuốt
  • Trẻ sợ ăn dặm, khóc lóc khi nhìn thấy đồ ăn

Trẻ từ 1 tuổi trở lên:

  • Trẻ chỉ thích bú sữa không ăn dặm
  • Bữa ăn kéo dài trên 40 phút đến hàng tiếng.
  • Trẻ có các dấu hiệu ăn không đủ so với nhu cầu. Trẻ được chẩn đoán thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng. Trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất và trí não mà được chẩn đoán là do chế độ dinh dưỡng kém và thiếu hụt.
  • Tinh thần ăn uống của trẻ kém
  • Trẻ cần phải có tivi, được đi ăn rong, được múa hát, phải dỗ dành nịnh nọt mới chịu ăn
  • Trẻ không biết nhai.

1. Cách chăm sóc thiếu khoa học của cha mẹ

Đặt ra nguyên tắc cứng nhắc trong cách ăn của trẻ

Trẻ nhỏ rất thích khám phá và đồ ăn cũng có thể trở thành một đối tượng để khám phá. Đừng vì sở thích và nguyên tắc của mình mà không cho trẻ khám phá món ăn. Hãy cho trẻ tự tay bốc thức ăn, đừng mắng con vì làm đồ ăn vương vãi. Bởi hương vị của món ăn không phải là điều duy nhất đối với trẻ. Hãy để cho con tìm thấy niềm vui thích trong từng bữa ăn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ ăn theo cách chúng muốn sẽ hào hứng hơn nhiều so với việc bị ép ăn theo khuôn phép.

Không rèn luyện thói quen tốt khi ăn cho con

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu học và hoàn thiện kỹ năng nhai cơ bản. Nếu trong giai đoạn này, mẹ không thật sự chú tâm đến việc tạo thói quen ăn uống tốt cho bé thì con sẽ hình thành và duy trì những thói quen xấu như: ăn chậm, ngậm thức ăn, không chịu nhai…

Không cho con ăn cùng gia đình

Nhiều gia đình không cho con ăn cùng cả nhà mà cho trẻ ăn trước bữa ăn. Việc này sẽ làm bé không học được thói quen ăn uống của người lớn, không cảm nhận được không khí bữa ăn của gia đình. Cho bé ăn cùng với các thành viên trong gia đình sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn so với việc ăn một mình.

Cho trẻ vừa ăn vừa chơi và treo thưởng cho bữa ăn của con giúp bé hết biếng ăn

Việc bố mẹ dụ trẻ ăn bằng cách cho con vừa ăn vừa xem tivi, chơi đồ chơi hay đi ăn dong thực sự không hề giúp bé ăn nhiều hơn. Con sẽ quên mất nhiệm vụ chính của mình là ăn uống, chỉ chú tâm vào phim ảnh hay đồ chơi. Điều này sẽ khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Về lâu dài sẽ làm cho trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.

Ngoài ra, rất nhiều cha mẹ dụ con ăn bằng cách đưa ra những phần thưởng như: kẹo, bim bim, gà rán, chơi đồ chơi… Việc trao đổi như vậy sẽ không làm trẻ thực sự hứng thú với ăn uống. Điều này sẽ khiến con có suy nghĩ rằng: kẹo có giá trị hơn thịt và rau. Lâu dần hình thành thói quen chỉ khi được ăn kẹo hoặc chơi trò chơi thì trẻ mới ăn.

Chỉ cho trẻ ăn món chúng thích giúp bé hết biếng ăn

Việc ưu tiên những món ăn mà trẻ thích sẽ giúp con ăn được nhiều hơn. Nhưng nếu cứ nuông chiều con và chỉ cho con ăn những món chúng thích sẽ vô tình khiến con bị thiếu dinh dưỡng. Mẹ nên kết hợp thực phẩm mà con thích với các loại thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho con. Mẹ cũng không nên cho trẻ ăn mãi món mà con thích. Bởi ăn nhiều một món liên tục cũng khiến trẻ ngán ngẩm và ăn kém đi.

Cho trẻ uống quá nhiều nước 

Dạ dày của trẻ còn nhỏ, uống quá nhiều nước trước hoặc trong bữa ăn sẽ khiến con bị đầy bụng và ăn ít đi. Vì vậy, trước và trong bữa ăn mẹ không nên cho trẻ uống nước hay sữa.

Cha mẹ không làm gương cho con

Thói quen ăn uống của bé chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Mẹ thường xuyên ăn kiêng, ăn ít thực phẩm hay bố chỉ thích ăn những món chiên rán cũng tác động không nhỏ đến con. Vì vậy, để con bớt biếng ăn, bố mẹ cũng cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Không cho trẻ ăn đúng bữa

Việc cho trẻ ăn không đúng bữa, ăn bất kể kỳ một lúc nào con thích sẽ tạo thói quen không tốt. Việc này sẽ khiến trẻ không ăn được nhiều, bớt cảm giác ngon miệng và không hứng thú với bữa chính.

Ép trẻ ăn

Nhiều bà mẹ suy nghĩ rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt và làm mọi cách để ép con ăn bằng hết mới thôi. Đây là hành động trái nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Thêm vào đó, nó còn tạo ra áp lực khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn hơn. Thay vì ép con ăn một lúc hết một khẩu phần lớn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để con đỡ cảm thấy sợ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Ellyn Satter: “Cha mẹ chỉ có thể là người chế biến và trình bày món ăn, còn quyền quyết định ăn bao nhiêu và cho dù là không ăn đi chăng nữa sẽ thuộc về trẻ em”.

Không kiên trì tập cho trẻ ăn món mới là bí quyết giúp bé hết biếng ăn

Nhiều bà mẹ lại chấp nhận giải pháp trẻ thích ăn gì thì chế biến món đó còn hơn là nấu món mới mà bé không chịu ăn. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Trong trường hợp này, các mẹ hãy thật kiên trì bởi để bé thích ăn một thực phẩm mới không phải là ngày một ngày hai. Hãy bắt đầu từ từ, đừng ép trẻ ăn quá nhiều mà để trẻ ăn theo nhu cầu; lặp lại vào những ngày gần kề với số lượng tăng dần.

2. Trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe

Khi trong người không khỏe, mệt mỏi, miệng đắng, chúng ta sẽ chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì và trẻ cũng vậy. Khi trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như: đau họng, mọc răng, sốt… thì trẻ sẽ ăn kém đi. Mẹ không phát hiện ra bệnh lý và để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bé không hứng thú với việc ăn uống nữa.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất dễ biểu tình khiến trẻ ăn uống không được ngon miệng như bình thường. Khi bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng. Nặng hơn, trẻ có thể bị tiêu chảy, táo bón. Những triệu chứng này đều khiến trẻ mệt mỏi và không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.

Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn ít hơn. Dần dần không hứng thú với việc ăn uống nữa. Do vậy, cơ chế sản sinh ra dịch và enzyme cũng ít đi khiến cho trẻ càng ngày càng lười ăn.

Trẻ mọc răng

Mọc răng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ biếng ăn. Trong giai đoạn mọc răng, lợi có thể bị sưng, đau… khiến trẻ ăn uống không ngon miệng.

Trẻ bị đau họng

Khi bị đau họng, cổ họng của trẻ sẽ bị sưng lên gây đau rát, khó chịu. Lúc này, khả năng ăn uống của trẻ sẽ giảm đi khá nhiều. Mẹ nên cho trẻ ăn những đồ lỏng, dễ ăn, dễ nuốt.

Trẻ bị thiếu máu

Một nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn do thiếu máu. Những trẻ có lượng sắt trong cơ thể thấp thường hay ốm yếu. Mệt mỏi và khó chịu trong người, chán ăn, bỏ bữa. Trường hợp này, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé những thức ăn giàu chất sắt.

Trẻ bị nhiễm giun sán 

Nhiễm giun sán khiến trẻ thiếu giảm, giảm hấp thu dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Trẻ vừa tiêm vaccine

Việc sốt, phát ban, mệt mỏi sau khi tiêm vaccine cũng làm trẻ biếng ăn. Tình trạng này sẽ kéo dài sau 1 tuần là khỏi. Nhưng nếu trẻ có tình trạng sốt kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám.

3. Trẻ đang trong giai đoạn thay đổi sinh lý làm trẻ biếng ăn

Trong quá trình phát triển, đôi lúc trẻ phát triển khá nhanh. Nhưng có lúc lại bị chững lại thường gặp những tháng trẻ chuẩn bị tập lẫy, bò, hay tập đi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần. Ổn định cơ thể, chuyện ăn uống của trẻ sẽ trở lại bình thường. Bố mẹ cần quan tâm chăm sóc và kiên trì với con. Lúc này, mẹ không nên ép trẻ ăn vì có thể gây ra biếng ăn tâm lý. Làm trầm trọng thêm chứng biếng ăn ở trẻ.

4. Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng kéo dài làm trẻ biếng ăn

Các vi chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, Kẽm, sắt, vitamin A… Có vai trò quan trọng trong việc cải thiện vấn đề ngon miệng cho trẻ. Chúng tham gia gần 300 các co-enzyme giữ các vai trò quan trọng trong việc tăng cường tiêu hóa. Hấp thu các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy trẻ thiếu vi chất kéo dài thường có biểu hiện biếng ăn, chậm tăng cân.

Bí quyết giúp bé hết biếng ăn

Việc ăn của một đứa trẻ như biểu đồ hình sin. Có lúc trẻ ăn rất tốt nhưng sẽ có lúc trẻ biếng ăn thì. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường

Tuy nhiên nếu biếng ăn kéo dài tới hàng tuần. Hàng tháng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng tạo ra “vòng xoắn biếng ăn”. Thì cần can thiệp sớm để duy trì dinh dưỡng. Phù hợp cho sự phát triển ở giai đoạn vàng của trẻ. Và tránh chuyển thành tình trạng biếng ăn mạn tính.

Nguồn sưu tầm

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ biếng ăn tại ĐÂY

Tham khảo các bài viết khác tại ĐÂY

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *