Chỉ số huyết áp của bạn đang ở mức nào

chi-so-huyet-ap-cua-ban-la-bao-nhieu

Chỉ số huyết áp của bạn đang ở mức nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ chỉ số huyết áp của mình có ở mức an toàn hay không để điều chỉnh lối sống phù hợp.
Tăng huyết áp là tình trạng bệnh nguy hiểm vì nó có khả năng dẫn đến đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Bạn đã biết cách xác định chỉ số huyết áp để biết mình thuộc nhóm huyết áp bình thường, huyết áp thấp hay huyết áp cao? Nếu chưa rõ vấn đề này thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Huyết áp thấp

Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 90/60 mmHg hoặc thấp hơn, bạn có huyết áp thấp. Điều này có nghĩa là:

  • Chỉ số trên (huyết áp tâm thu) là 90 hoặc thấp hơn;
  • Chỉ số dưới (huyết áp tâm trương) là 60 hoặc ít hơn.

Huyết áp thấp thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi huyết áp thấp gây chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, ngất xỉu, mắt mờ, da lạnh, mệt mỏi, trầm cảm hoặc thiếu tập trung.
Huyết áp thấp thường là do mang thai, mất nhiều máu, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc các vấn đề về tim. Nếu huyết áp giảm đột ngột, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chỉ số huyết áp bình thường

Nếu chỉ số huyết áp nằm trong khoảng dưới 120/80 mmHg, bạn có huyết áp ở mức bình thường. Trong trường hợp này, bạn không phải làm bất cứ điều gì với huyết áp của mình. Bạn nên giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh như chế độ ăn lành, hoạt động thể chất, bỏ hút thuốc… Hãy cố gắng duy trì những con số lý tưởng này.

Tăng huyết áp

Nếu chỉ số trên của bạn luôn ở mức từ 120–139 mmHg hoặc chỉ số bên dưới của bạn luôn ở khoảng từ 80–89 mmHg, bạn có khả năng đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp sẽ dẫn đến tăng huyết áp nếu bạn không thay đổi lối sống. Tăng huyết áp có nguy cơ dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.
Tăng huyết áp không gây triệu chứng, vì vậy bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Tăng huyết áp xảy ra do các bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến thượng thận hay một số loại thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc giảm đau không kê toa.

  • Tăng huyết áp giai đoạn 1

Tăng huyết áp giai đoạn 1 là khi chỉ số huyết áp trên nằm trong khoảng 140–159 mmHg hoặc chỉ số dưới dao động từ 90–99 mmHg. Nếu bạn bị tăng huyết áp giai đoạn 1, điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh. Nếu điều này không thể làm giảm huyết áp xuống mức an toàn hơn trong khoảng một tháng, bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có khả năng phải dùng một số thuốc điều trị tăng huyết áp;

  • Tăng huyết áp giai đoạn 2

Nếu huyết áp của bạn lớn hơn 160/100 mmHg, bạn đã bị tăng huyết áp giai đoạn 2. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc giảm huyết áp. Bạn cũng nên thay đổi lối sống của mình.

Cơn tăng huyết áp

Cơn tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý khẩn cấp nếu chỉ số của bạn là 180/110 mmHg. Triệu chứng thường thấy là đau tức ngực, đau dạ dày, đau lưng, khó thở, tê, người yếu, không thể nói hoặc mất thị lực đột ngột.
Khi đo huyết áp, bạn sẽ nhận được kết quả gồm hai chỉ số. Những chỉ số này sẽ cho bạn biết về huyết áp của mình cho dù huyết áp của bạn bình thường. Kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn tránh các vấn đề về tim

Nguồn sưu tầm

Tham khảo các sản phẩm về huyết áp tại ĐÂY

Tham khảo các bài viết khác tại ĐÂY

Huỳnh Duy

Huỳnh Duy

Leave a Replay

Đăng ký nhận tin

Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit