Top những nơi trong nhà bạn mà vi khuẩn truyền nhiễm thích ẩn náu

nhung-noi-chua-vi-khuan-truyen-nhiem-trong-nha-ban

Ai cũng biết xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều vi khuẩn truyền nhiễm. Một số nơi bạn sẽ chú ý để dọn dẹp vệ sinh như chỗ ở của thú cưng, nhà vệ sinh, chỗ để giày,… Nhưng có những nơi mà bạn không chú ý đến. Lâu ngày, những nơi không được dọn dẹp đó sẽ thành ô bệnh rất nguy hiểm.

Cách dễ nhất để vi khuẩn truyền nhiễm thoát khỏi nơi ẩn náu và tìm đường xâm nhập vào cơ thể bạn là thông qua bàn tay của bạn. Bàn tay bạn thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật trong nhà, sau đó bạn lại dùng tay để lau mắt, mũi và xúc miệng. Đó là cách phổ biến để các bệnh truyền nhiễm vượt qua lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể — làn da của bạn.

Trong bài viết dưới đây, hãy tìm hiểu những môi trường mà vi khuẩn thích ẩn náu. Bạn và gia đình có thể ít bị cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác cũng như có một cuộc sống hàng ngày lành mạnh hơn bằng cách tìm hiểu những vị trí đầy vi khuẩn này và vệ sinh chúng thường xuyên.

1. Điện thoại

Một trong những đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà chính là điện thoại.
Bạn kiểm tra điện thoại của mình bao nhiêu lần một ngày? Một nghiên cứu cho thấy mọi người trung bình vuốt, chạm, nhập và nhấp hơn 2.600 lần mỗi ngày.
Bây giờ hãy tự hỏi bản thân — lần cuối cùng bạn làm sạch điện thoại của mình là khi nào? Hầu hết mọi người thậm chí không bao giờ nghĩ đến việc làm sạch chúng. Nhưng với tất cả những hành động chạm vào đó, điện thoại của bạn đã trở thành nơi sinh sản của nhiều loại vi khuẩn khác nhau và một số khá nguy hiểm.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong số 150 điện thoại di động, 124 chiếc cho thấy sự phát triển của vi khuẩn. Trong số các vi khuẩn phổ biến nhất được phát hiện thuộc họ Staphylococcus, có thể gây nhiễm trùng Staph. Không chỉ tiêp xúc với tay, bạn còn để điện thoại chạm vào mặt, tai và môi bạn. Nguy cơ lây bệnh càng tăng khi bạn dùng chung điện thoại với người khác. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lây truyền chéo.

Để tránh làm hỏng điện thoại, hãy đọc hướng dẫn của nhà sản xuất điện thoại về cách vệ sinh thiết bị phù hợp.

Vệ sinh điện thoại thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
Vệ sinh điện thoại thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn

2. Điều khiển Tivi

Khi bạn lướt kênh, các ngón tay của bạn đang lướt qua lại giữa các vùng vi khuẩn ẩn náu. Tất cả những lần bấm nút đó là cơ hội để vi khuẩn tiếp xúc với da của bạn. Và nếu bạn là một trong số nhiều người vừa ăn vừa xem, thì ngón tay của bạn có khả năng truyền vi khuẩn vào thực phẩm bạn ăn. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể bạn, khiến bạn dễ bị ốm.

Cách an toàn nhất để xem tivi là giữ cho điều khiển từ xa của bạn sạch sẽ. Bạn cũng nên bọc điều khiển TV lại và nhớ thay thường xuyên. Lau sạch tay sau khi chạm vào điều khiển Tivi trước khi cầm đồ ăn.

Bọc các loại điều khiển trong nhà lại để đảm bảo vệ sinh
Bọc các loại điều khiển trong nhà lại để đảm bảo vệ sinh

3. Laptop và bàn phím

Lần cuối cùng bạn làm sạch laptop hoặc bàn phím của mình là khi nào?
Đôi tay của bạn có thể liên tục làm việc trong khi bạn sử dụng máy tính. Và bạn nên chú ý đến những nơi mà tay bạn thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như chuột và bàn phím. Luôn rửa tay trước khi ăn và không để tay tiếp xúc với nơi không sạch sẽ trong khi ăn. Nếu bạn lo ngại rằng các thiết bị điện tử trong nhà của bạn không được sạch sẽ, hãy thêm chúng vào thói quen dọn dẹp hàng ngày của bạn để ngăn ngừa vi khuẩn.

Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bàn làm việc của bạn cũng được vệ sinh. Một nghiên cứu đã tìm thấy hơn 20.000 vi khuẩn trên mỗi inch vuông trên bề mặt bàn làm việc. Con số này gấp hơn sáu lần con số trung bình được tìm thấy trên bàn phím và hơn 400 lần con số được tìm thấy trên bệ ngồi toilet.

4. Miếng bọt biển/miếng rửa chén

Nó được bao quanh bởi xà phòng và nước trong khi bạn sử dụng. Nhưng ngoại trừ lúc rửa, còn lại miếng bọt biển của bạn sẽ ẩm và đôi khi dính dầu mỡ, cặn bẩn. Đó chính xác là kiểu môi trường mà vi khuẩn yêu thích, vì nó cho phép chúng sinh sôi nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa nếu bạn rửa dụng cụ có thịt sống. Ví dụ, thịt gà sống là vật mang vi khuẩn Salmonella khét tiếng, nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất thế giới.

Trước đây, các chuyên gia y tế đã khuyến nghị luộc hoặc cho vào lò vi sóng để khử trùng miếng bọt biển. Nhưng nghiên cứu sâu hơn đã cho thấy những phương pháp này chỉ hiệu quả một phần, loại bỏ tối đa khoảng 60% vi khuẩn bám trên miếng bọt biển đã qua sử dụng. Điều đó có nghĩa là những vi khuẩn yếu hơn sẽ bị tiêu diệt, để lại chỗ cho những vi khuẩn mạnh hơn thiết lập nơi cư trú. Vì vậy, cách an toàn nhất để giữ cho bát đĩa của bạn sạch sẽ là vứt miếng bọt biển đã sử dụng đi sau một tuần sử dụng. Điều này rất cần thiết nếu bạn sống trong nhà với người trẻ hoặc già, hoặc người có hệ miễn dịch yếu.

5. Bàn chải đánh răng

Nha sĩ khuyên rằng bạn nên sử dụng nó ít nhất hai lần một ngày. Ngoài ra, bàn chải đánh răng nên được thay ít nhất ba đến bốn tháng một lần, nhưng trước khi được thay, chúng có thể tích tụ cả đống vi khuẩn.

Miệng của bạn chứa hàng trăm vi khuẩn thường cân bằng lẫn nhau, ngăn không cho một vi khuẩn xâm nhập hay phát triển quá mức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số trong số chúng quấn vào bàn chải đánh răng và len lỏi giữa các sợi lông bàn chải. Mặc dù chúng ta không biết những vi khuẩn này gây ra nguy hiểm như thế nào, nhưng có những cách để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh:

Không dùng chung bàn chải đánh răng. Nếu người bạn chia sẻ bị bệnh thì đây là con đường dễ dàng để bệnh lây lan.
Rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn bằng nước máy và để bàn chải thẳng đứng để khô.
Không để bàn chải đánh răng của bạn chạm vào bàn chải đánh răng khác trong khi cất giữ.
Không đậy hoặc bịt kín trong bàn chải đánh răng của bạn. Điều này ngăn không cho nó khô nhanh, tạo thêm thời gian cho vi khuẩn sinh sôi.
Thay bàn chải đánh răng đúng lịch trình. Hầu hết người lớn có thể thay thế bàn chải sau ba hoặc bốn tháng, bàn chải đánh răng cho trẻ em thường nên được thay thế thường xuyên hơn.

Thay bàn chải thường xuyên để tránh vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi
Thay bàn chải thường xuyên để tránh vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi
Nguyễn Việt

Nguyễn Việt

Leave a Replay

Đăng ký nhận tin

Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit