Sỏi thận là gì? Nguyên nhân, Cách điều trị sỏi thận

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là những tinh thể rắn được hình thành do các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, rơi xuống niệu quản hay bàng quang… Tại các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, căn bệnh này khá phổ biến, đặc biệt xuất hiện ở những người đã lớn tuổi.

 

Sỏi thận có những loại nào và loại nào là phổ biến nhất? | Vinmec

Thông thường, sỏi thận rất nhỏ chưa ảnh hưởng gì đến cơ thể người bệnh và có thể bài tiết qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chú ý đến sức khỏe bản thân, không thăm khám và điều trị kịp thời cộng với chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã dẫn đến việc sỏi càng to, càng rắn, gây nhiều ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, tổn thương cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận

Sỏi thận khi còn rất nhỏ thường ko có triệu chứng rõ ràng, sau khi phát hiện đau và khó chịu thì đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn nên chú ý thăm khám định kỳ hệ tiết niệu để kịp thời phát hiện và được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Khi sỏi thận lớn, kích thích vào các bộ phận trong hệ tiết niệu thì cơ thể thường có biểu hiện như sau:

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới: Khi sỏi thận di chuyển từ thận xuống niệu quản, sẽ tạo ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu khiến bạn đau vùng lưng, lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
  • Tiểu ra máu: Sự cọ xát của sỏi thận khi di chuyển có thể tạo nên những tổn thương, vết xước. Đó là nguyên nhân mà bạn đi tiểu ra máu.
  • Đau khi đi tiểu: Quá trình di chuyển của sỏi thận tạo từ niệu quản tới bàng quang, hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây nên những cơn đau buốt khi đi tiểu.
  • Tiểu dắt, tiểu són: Cảm giác buồn đi tiểu, hay đi tiểu sẽ xuất hiện khi có những viên sỏi ở niệu quản hay bàng quang.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn: Sỏi thận đủ lớn ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác muốn nôn khó chịu.
  • Cảm giác sốt và ớn lạnh: Khi sỏi thận gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn sẽ có cảm giác sốt và ớn lạnh toàn cơ thể.
  • Sưng vùng thận: Ở giai đoạn sỏi phát triển lớn, bệnh nhân có thể bị sưng thận. Vùng bụng chứa thận, khu vực xung quanh bụng và háng có thể bị sưng.
Triệu chứng của sỏi thận gây đau đớn

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Sỏi thận có thể được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Sử dụng một số loại thuốc và thực phẩm chức năng: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc trị đau nửa đầu… nếu dùng quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Ăn quá nhiều muối, nhiều dầu mỡ, giàu protein đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn, do đó tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Không bổ sung đủ lượng nước: Những người hay đổ mồ hôi, làm việc trong môi trường nắng nóng có nguy cơ bị sỏi cao hơn vì mất nước. Khi lượng nước đưa vào quá ít thì sẽ không đủ để thận lọc và đào thải các chất ra ngoài, nước tiểu trở nên đậm đặc, các chất khoáng dễ kết tinh lại và gây nên sỏi thận.
  • Thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu nhiều sẽ khiến các chất khoáng lắng đọng thay vì được đào thải, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Mất ngủ kéo dài, nhịn ăn sáng chính là những nguyên nhân tổn thương thận, dẫn đến hình thành sỏi thận.
  • Tiền sử bệnh của gia đình hoặc bản thân: Nếu có người thân bị sỏi thận, bạn cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Hoặc khi bạn từng có bị sỏi thận, khả năng hình thành một hoặc nhiều viên sỏi khác cũng cao hơn.

Các phương pháp chẩn đoán sỏi thận

Những lưu ý quan trọng người mắc sỏi thận cần biết | Medlatec
Các phương pháp chẩn đoán sỏi thận

Để biết chính xác bạn có mắc sỏi thận hay không và có phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy nồng độ canxi và axit uric trong máu. Từ đó, bác sĩ sẽ có đánh giá về sức khỏe thận của bạn.
  • Xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy nồng độ các chất tạo ra tinh thể hình thành sỏi.
  • Chuẩn đoán hình ảnh. Bạn có thể xác định vị trí của sỏi trong đường tiết niệu nhờ vào các xét nghiệm hình ảnh. Chụp X – quang để phát hiện sỏi nhưng có thể bỏ sót những viên sỏi nhỏ. Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) có thể phát hiện được những viên sỏi nhỏ. Đôi khi, bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm.

Các phương pháp điều trị sỏi thận

Nếu sau khi kết luận được cơ thể có sỏi hay không, tùy vào kích thước và tình trạng sỏi mà chúng ta dùng các phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể:

Đối với sỏi nhỏ, ít triệu chứng:

  • Uống nhiều nước. Đối với sỏi nhỏ dưới 4mm, uống nhiều nước có thể đẩy sỏi đi theo đường nước tiểu. Ngoài ra, bạn cần cung cấp đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để nước tiểu loãng ra và phòng ngừa sự lắng đọng của các tinh thể tạo thành sỏi. Lưu ý là bạn cần chia đều khoảng thời gian để uống nước, không đợi khát rồi mới bổ sung. Cần đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh.
  • Dùng thuốc giảm đau. Để điều trị sỏi khi đang còn nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một ít thuốc giảm đau. Bạn lưu ý dùng theo sự chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện ra hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau.
  • Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Nhóm thuốc chẹn alpha giúp làm giãn các cơ trong niệu quản, giúp đẩy sỏi ra ngoài nhanh và ít đau hơn. Bạn cũng nên đến thăm khám tại cơ sở uy tín và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Đối với sỏi lớn và gây ra nhiều triệu chứng:

Khi xuất hiện những cảm giác đau đớn và khó chịu, tức là sỏi bạn đã lớn đến mức cơ thể không thể tự đào thải sỏi ra ngoài được. Khi đó, bạn phải sử dụng các phương pháp ngoại khoa để lấy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên hiện nay, bằng sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể loại bỏ sỏi bằng những phương pháp ít xâm lấn, không đau, phục hồi nhanh. Chỉ khi viên sỏi quá to, quá rắn thì mới cần dùng đến phương pháp mổ mở.

Hiện nay bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng những phương pháp tán sỏi công nghệ cao với đội ngũ bác sĩ đầu ngành uy tín, nhiều kinh nghiệm. Các phương pháp tán sỏi đều không đau, ít xâm lấn và có thể tiêu diệt sỏi nhanh chóng với thời gian hồi phục nhanh. Các bạn có thể tham khảo những phương pháp tán sỏi sau:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: không đau, không phẫu thuật, không nằm viện cho sỏi niệu quản 1/3 trên và <1,5cm, sỏi thận <2cm.
  • Tán sỏi nội soi qua da: ít xâm lấn, chỉ với vết trích nhỏ như đầu bút bi (5mm) để đưa ống nội soi vào vị trí có sỏi để tán sạch sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm, sỏi thận >2cm.
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Loại sạch sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới nhờ ống laser tán sỏi qua đường ống tự nhiên (đường tiểu), nên không đau, không vết mổ và ra viện sau 24h.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Trước khi để những viên sỏi đáng ghét gây nên nỗi đau đớn cho cơ thể, bạn có thể ngăn ngừa bệnh sỏi thận bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập.

Ngăn ngừa sỏi thận bằng chế độ ăn uống

  • Uống thật nhiều nước: đây là phương pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và đơn giản nhất. Mỗi ngày bạn cần uống từ 2,5 – 3 lít nước lọc hoặc bổ sung trái cây để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat: cụ thề là bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, đào, hành tây…
  • Tránh ăn mặn, ăn ít thịt động vật: Bạn cần hạn chế ăn mặn và ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, hình thành nên sỏi.
  • Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ động vật.
  • Uống nhiều nước cam, nước chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, đó là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.
  • Ăn thật nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp bạn tiêu hoá nhanh, hạn chế ứ đọng trong ruột, hạn chế sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi thận
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa chất purin: cụ thể những thực phẩm như cá khô, nội tạng bò, heo, thịt khô… dễ gây sỏi ở đường tiết niệu.

Ngăn ngừa sỏi thận bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Tập thể dục, tăng cường vận động giúp ngăn ngừa sỏi thận: Bạn nên thường xuyên tập thể dục đều đặn vào buổi sáng, để loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể như natri, đồng thời chuyển hoá canxi vào trong xương giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, cần chú ý không nên vận động, làm việc quá sức, thức quá khuya hoặc để mất ngủ, thay vào đó cần cân đối và có chế độ ngủ nghỉ phù hợp.

Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh

  • Uống nhiều nước thôi chưa đủ, hãy chú ý là nguồn nước phải sạch và đảm bảo vệ sinh nhé.
admin

admin

Leave a Replay

Đăng ký nhận tin

Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit